Từ những tìm hiểu về những nét tương đồng trong văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản ta có thể thấy rằng mặc dù xuất phát điểm của hai nước khác nhau nhưng trong văn hóa ứng xử doanh nghiệp điều hướng đến một mục tiêu chung là điều muốn quản lí, xây dựng và phát triển một cách lâu dài, đạt được những chỗ đứng trên trường quốc tế, gây dựng đuowjc lòng tin với các doanh nghiệp đối tác để phát triển kinh tế đất nước.
Quan trọng hơn qua việc so sánh văn hóa doanh nghiệp việt nam và nhật bản đã cho ta thấy được những điểm mạnh cần phát huy , những điểm yếu cần khắc phục , tạo ra môi trường làm việc hiệu quả .Từ đó tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa đó và phát triển nó dựa trên nền văn hóa nước nhà. Tuy nhiên,văn hóa doanh nghiệp việt nam so với nền văn hóa doanh nghiệp nhật bản thì còn hết sức sơ khai , còn tồn tại nhiều bất cấp , thiếu sót nên cần có những biện pháp cải tiến , thay đổi :
- bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, sáng tạo, tính chủ động của mổi người.
- học tập cách là việc nhóm , tập thể , nâng cao tính chủ động trong công việc của mọi người
- giáo dục ý thức của người lao động coi doanh nghiệp là tổ ấm của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung cho cả tập thể và tạo nội lực phát triển cho doanh nghiệp
- có cơ chế quản trị hợp lí cho người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp, chế độ thưởng phạt hợp lí
- xây dựng mô hình cơ cấu quản lí hợp lí khoa học (5S , kaizen…..)
Đặc biệt hơn là dựa trên việc so sánh trên, nhóm chúng em đã học hỏi được cách làm việc nhóm như thế nào là hiệu quả và trách nhiệm cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong một tập thể nó mang tính quan trọng như thế nào? Từ đó có những hướng đi đúng đắn cho các thành viên trong nhóm có thể cho ra những hiệu quả làm việc tốt nhất, nhanh nhất và có sự thống nhất chặt chẽ hơn. Tạo thói quen làm việc mang tính tập thể để phục vụ cho công việc sau khi chúng em tốt nghiệp ra trường.